Kết quả thi đấu
___Thứ hai, 2024-05-20, 4:52 PM ____________________________________________________________ Welcome Guest ·
Trổ tài dự đoán trúng 600$ mỗi tháng! Đăng ký Đăng nhập
Javascript DHTML Drop Down Menu Powered by dhtml-menu-builder.com
THỐNG KÊ DIỄN ĐÀN
BÀI VIẾT MỚI
CHỦ ĐỀ SÔI ĐỘNG
THÀNH VIÊN TÍCH CỰC
THÀNH VIÊN MỚI
Bài viết mới · · Nội quy · Tìm kiếm bài viết · RSS
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn bóng đá 7m » BÓNG ĐÁ ANH » Giải Ngoại Hạng Anh - Barclays Premier League » Premier League, một đế chế kinh tế !
Premier League, một đế chế kinh tế !
Admin@infoNgày đăng: Thứ Bảy, 2010-09-04, 3:38 PM | Message # 1
Major general
Nhóm: Administrators
Bài viết: 182
Awards: 0
Thành tích: 10000
Tình trạng: Vắng mặt
Premier League, một đế chế kinh tế !

Sự phát triển mạnh mẽ về mặt tài chính của giải vô địch bóng đá Anh đã có khởi nguồn từ hơn 20 năm trước. Cuối những năm 1980 mà chính xác là năm 1986 bóng đá Anh đã vươn lên đứng đầu châu Âu về tiền bản quyền truyền hình thu được, theo một hợp đồng 2 năm ký với những hãng truyền hình LDBD nhận được 6.3 triệu bảng cho 2 năm. Hợp đồng tiếp theo có thời hạn 4 năm có giá trị 44 triệu bảng.

Khi giải đấu đổi tên thành Premier League (mùa 92/93) hợp đồng trị giá 191 triệu bảng trong 5 năm đã được ký với BSkyB, 4 năm tiếp theo con số được nâng lên 670 triệu bảng. Giai đoạn 2004-2007 số tiền thu được đã vượt 1 tỷ bảng cộng thêm 320 triệu bảng tiền bản quyền ở nước ngoài. Hợp đồng gần đây nhất có thời hạn ba năm (2007-2010) được ký với BSkyB và Sentana Sports đã đạt con số kỷ lục 2.7 tỷ bảng cộng thêm 625 triệu bảng tiền bàn quyền ở nước ngoài và vượt xa tất cả các giải vô địch QG khác tại châu Âu.

Những con số trên cho thấy sự phát triền về mặt thương hiệu ,tài chính của Premier League là cả một kế hoạch lớn một quá trình lâu dài được những nhà hoạch định bóng đá Anh vạch ra. Vì thế những ông chủ nước ngoài đến đây vì họ nhìn thấy sự phát triền mang tính chiến lược và mạnh mẽ của Premier League, những khoản đầu tư cua họ góp 1 phần vào việc đưa giải đấu lên một tầm cao mới mà tiêu biểu là Roman Abramovich (của Chelsea) hay mới đây là trường hợp của Man city.

Tính tổng số doanh thu trong một mùa bóng với những khoản thu về bản quyền truyền hình cho tới bán vé, đồ lưu niệm thì tổng doanh thu của Premier League đã vượt con số vô cùng khủng khiếp 4.5 tỷ USD trong một mùa bóng 2008/2009 và bỏ rất rất xa giải đấu xếp thứ hai tại châu Âu là Buldesliga với hơn 2 tỷ USD thu được.

Trên góc độ toàn cầu , doanh thu mà Premier League thu được đã bám rất sát NFL (liên đoàn bóng đá quốc gia Mỹ) và NBA (hiệp hội bóng rổ nhà nghề Mỹ) là hai tổ chức thể thao giầu có nhất hành tinh. Nhưng ở mức độ thừa nhận thì Premier League rõ ràng có một sự thừa nhận toàn cầu lớn hơn rất nhiều.

Hiện nay các trận đấu tại giải ngoại hạng Anh đã nhận được sự theo dõi thường xuyên của hơn 600 triệu hộ gia đình trên 202 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đó thực sự là một con số vô cùng ấn tượng và trong tương lai khả năng phát triển là đầy sáng sủa theo như nhận định của nhiều chuyên gia.
"Premier League đang nắm giữ hết đỉnh cao này tới đỉnh cao khác. Điều này giúp thúc đẩy mạnh mẽ hơn các khoản thu nhập từ bán bản quyền truyền hình” , đó là nhận định của chuyên gia phân tích kỳ cựu Peter Halton của Deloitte’s Sports Business Group. Và theo phán đoán lần ký hợp đồng tiếp theo được tiến hành vào năm 2010 giải ngoại hạng Anh sẽ đạt một cột mốc mới cao hơn nhiều so với năm 2007

Dan Jones một chuyên gia nghiên cứu cho biết "tôi đã nghe các chuyên gia tiên đoán rằng ở lần ký hợp đồng kế tiếp (năm 2010), các hãng nước ngoài sẽ trả tiền ngang với truyền hình tại nước Anh. Chỉ cần nhìn dân số thế giới để thấy tiềm năng tăng trưởng đó". Nếu quả thật như vậy thì ở lần ký hợp đồng tiếp theo số tiền mà giải ngoại hạng Anh đạt được sẽ vượt qua sức tưởng tượng của nhiều người.

Và những nguyên nhân lý giải cho việc tại sao Premier League có sức hút lớn đến vậy đến từ các cầu thủ ngoại khi trung bình mỗi đội bóng tại giải ngoại hạng có 18 cầu thủ mang quốc tịch nước ngoài trong khi con số này ở các giải đấu như La Liga là 10. Việc những số lượng cầu thủ nước ngoài đông đảo thi đấu tại giải ngoại hạng Anh đã kéo theo một lượng khán giả rất lớn từ quê hương cua chính những cầu thủ đó.
Bên cạnh đó là phong cách chơi bóng của người Anh đã tạo nên sự hấp dẫn, những trận đấu diễn ra với tốc độ cực cao cùng những pha bóng chính xác và các bàn thắng đẹp giống như việc một bộ phim , một vở kịch được diễn ra liên tục không bị ngắt quãng tạo cho người xem sự lôi cuốn và thích thú. Và vô vàn lý do khác....

Điểm đặc biệt trong khâu đàm phán ở Anh đó là liên đoàn bóng đá nước này đứng ra đại diện cho 20 câu lạc bộ tại giải ngoại hạng thay vì các câu lạc bộ phải tự đàm phán lấy như ở một số giải VDQG khác. Số tiền thu được sẽ chia ra làm 3 phần : 1/2 được chia đều cho các đội bóng , 1/4 được cấp cho các đội tùy thuộc vào vị trí trên bảng xếp hạng khi mùa giải kết thúc và 1/4 để trả cho các đội bóng thanh toán tiền thuê sân bóng khi được truyền hình trực tiếp (và tất nhiên những đội có sân bóng riêng sẽ đút túi số tiền này).

Và điều gì cũng có cái giá của nó, để đạt được thành công lớn như vậy các đội bóng phải bỏ ra không ít tiên để chiêu mộ ngôi sao (nếu không có thì đi vay) đã dẫn đến việc Premier League trở thành "chúa chổm" của châu Âu, ước tính sộ nợ của 20 đội bóng tại giải ngoại hạng sau khi kết thúc mùa bóng 2008/2009 là 3.1 tỷ bảng Anh. Điều đó khiến không ít người có ánh mắt quan ngại về một viễn cảnh đen tối , nhưng với những gì đã thu được cùng với tương lai sáng sủa như nhiều chuyên gia dự đoán thì số tiền trên hoàn toàn có thể trả được.

Tất nhiên sẽ có một vài đại gia phải đi xuống khi đang gánh trên mình món nợ không lồ, và họ sẽ phải mất một thời gian đi xuống để giải quyết các vấn đề tồn đọng trước khi bước vào giai đoạn hồi sinh.

Nhưng, sẽ có những kẻ thống trị mới. "Tôi cần phải bàn bạc tất cả với huấn luyện viên nhưng tôi cũng biết rằng, những cầu thủ tốt nhất hành tinh có giá trung bình khoảng 30 triệu bảng. Chúng ta cần không dưới 18 cầu thủ như vậy. Không có họ thì không thể giành Champion League" - Al-Fahim, một trong những nhà lãnh đạo của Man city đã tuyên bố như vậy khi trả lời phỏng vấn của tờ Daily Mirror. Cùng với đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của những Aston Villa , Tottenham và tất nhiên là cả dàn cầu trẻ của Arsenal . Bởi vậy, trước mặt Premier League là một tương lai hoàn toàn tốt đẹp, điều quan trọng chính là khán giả khi ngày nào khán giả thế giới chưa quay lưng lại với Premier Lague lúc đó giải đấu còn sức hút lớn như hôm nay.

 
Diễn đàn bóng đá 7m » BÓNG ĐÁ ANH » Giải Ngoại Hạng Anh - Barclays Premier League » Premier League, một đế chế kinh tế !
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Diễn đàn được xây dựng trên cơ sở hệ thống
Phát triển bởi truong duy duong Đồng Nai
EMAIL:trungduong031086@gmail.com
Link liên kết: San co nhan tao