Nhưng những thành công của Barça không làm người ta thoả mãn, họ vẫn chưa có chiếc cúp C1 danh giá, tiền đổ ra như nước nhằm phục vụ tham vọng này. Và rất nhiều những ngôi sao sáng, những huấn luyện viên tài ba nhất của bóng đá thế giới đã đến đây với mục tiêu chinh phục nó: Rinus Michels, Terry Venables, Diego Maradona và những chàng trai người Anh như Gary Lineker, Hughes... Nhưng họ vẫn trắng tay khi thất bại trước Benfica vào năm 1961 tại Thụy Sĩ và trước Steaua Bucharest năm 1986 tại chính Tây Ban Nha. Và cuối cùng Johan Cruyff – cầu thủ huyền thọai người Hà Lan, người đã từng thi đấu trong màu áo Barcelona, đổ bộ xuống đây vào một ngày mùa thu năm 1988 trên chiếc ghế huấn luyện viên trưởng để mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử CLB, ông đã biến Barça thành cái gọi là "Dream Team". Và cú sút khủng khiếp của Ronand Koeman trong một đêm Wembley kỳ ảo tháng 5 năm 1992 đã đem đến chiếc cúp châu Âu duy nhất còn thiếu trong lịch sử mà Barca đã đeo đuổi suốt 40 năm. Ngôi đền thiêng của Barca đã mở ra với huyền thoại người Hà Lan, với những chiến công mà không ai có thể lặp lại được cho đến tận bây giờ. Có thể tổng kết lại Barca dưới thời đấy qua phát biểu của Fernando, một cựu cầu thủ của Valencia: "Bạn không thể thắng đuợc Barca đâu. Thứ nhất, họ lúc nào cũng có nhiều bóng. Thứ hai, họ khoẻ hơn chúng ta và thứ ba, họ chạy như những thằng điên".Mùa giải 2005-2006, họ bảo vệ thành công chức vô địch La Liga, đoạt Copa Del Grey (cúp Nhà Vua)và đặc biệt là Champions League (tiền thân là cúp C1) với 1 đội hình được xem là "Dream Team 2" gồm những cái tên Ronaldinho, Eto'o, Messi... Trong hơn 100 năm tồn tại, Barca đã đem được nhiều chiến tích về trưng bày trong phòng truyền thống của mình: 18 lần vô địch La Liga, 24 lần đoạt cúp Nhà vua, 10 lần đọat Siêu cúp Tây Ban Nha, 2 cúp C1, 4 cúp C2, 3 cúp C3, 2 siêu cúp châu Âu.
Thành tích
Vô địch Tây Ban Nha (La Liga): 18
1929, 1945, 1948, 1949, 1952, 1953, 1959, 1960, 1974, 1985,
1991, 1992, 1993, 1994, 1998, 1999, 2005, 2006
Cúp Nhà vua (Copa del Rey): 24
1910, 1912, 1913, 1920, 1922, 1925, 1926, 1928, 1942, 1951,
1952, 1953, 1957, 1959, 1963, 1968, 1971, 1978, 1981, 1983,
1988, 1990, 1997, 1998
Siêu cúp Tây Ban Nha: 7
1984, 1992, 1993, 1995, 1997, 2005, 2006
Cúp C1: 2
Vô địch: 1992, 2006
Vào chung kết: 1961, 1986, 1994
Cúp C2: 4
1979, 1982, 1989, 1996
Cúp UEFA: 3
1958, 1960, 1966
Siêu cúp bóng đá châu Âu: 2
1992, 1997
Barça qua những con số
- Thắng 14 trận liên tiếp ở giải vô địch bóng đá Tây Ban Nha mùa giải 2005/2006.
- Cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất mọi thời đại của CLB: Paulino Alcántara (Sinh: 7/10/1896. Mất: 13/2/1964), người Philippines. Anh đã ghi được 356 bàn trong 357 trận (1912-1927).
- Cầu thủ thi đấu nhiều nhất cho Barça: Migueli, 649 trận (1973-1988).
- "Pichichi" ghi nhiều bàn thắng nhất: Ronaldo 34 bàn mùa bóng 1996-1997.
- Cầu thủ được mua mắc nhất: Marc Overmars đến từ Arsenal với giá 39,6 triệu Euros.
- Cầu thủ được bán mắc nhất: Luis Figo đến Real Madrid với giá 65 triệu Euros.
- Cầu thủ trẻ nhất vượt qua cột mốc 300 trận cho Barça: Xavi (vào lúc 25 tuổi và 8 tháng).
- Barça là CLB duy nhất chưa từng vắng mặt ở các cúp châu Âu kể từ khi giải này được khởi tranh (1955).
- Cùng với Bayern München, Ajax Amsterdam và Juventus là bốn CLB đã từng dành được cả ba chiếc cúp châu Âu.
- Cùng với Real Madrid và Athletic Bilbao là ba CLB của Liga chưa từng phải xuống hạng nhì.
- Barça cũng là đội đang giữ kỷ lục có số trận thắng liên tiếp nhiều nhất ở Champions League: 11 trận tại mùa bóng 2002-2003.
- Giáo hoàng quá cố John Paul II là thành viên mang thẻ số 108.000 của CLB.
- Barça là CLB Tây Ban Nha sở hữu nhiều "Quả bóng vàng châu Âu" nhất: Suarez (1960), Cruyff (1973,1974), Stoichkov (1994), Ronaldo (1997), Rivaldo (1999), Figo (2000), Ronaldinho (2005).
- Barça là CLB sở hữu nhiều cầu thủ "Xuất sắc nhất thế giới của FIFA": Romario (1994), Ronaldo (1996,1997) Rivaldo (1999), Ronaldinho (2004,2005).
- Barça cũng là CLB có nhiều cầu thủ từng đoạt danh hiệu "Chiếc giày vàng châu Âu" nhất: Krankl (1979), Stoichkov (1990), Pizzi (1996), Ronaldo (1997).
Các đời Huấn luyện viên của FC Barcelona
1917 - John Barrow
1917-1924 - Jack Greenwell
1924-1925 - Jesza Poszony
1925-1926 - Ralph Kirby
1926-1927 - Jack Demby
1927-1929 - Roma Forns
1929-1931 - James Bellamy
1931-1933 - Jack Greenwell
1933-1934 - Jack Demby
1934-1935 - Ferenç Platko
1935-1936 - Patrick O'Connel
1938-1941 - Josep Planas
1941-1942 - Ramon Guzman
1942-1944 - Joan Josep Nogues
1944-1947 - Josep Samitier
1947-1950 - Enrique Fernandez
1950 - Ramon Llorens
1950-1954 - Fernando Daucik
1954-1955 - Sandro Puppo
1955-1956 - Ferenc Platko
1956-1958 - Domenec Balmanaya
1958-1960 - Helenio Herrera
1960 - Enric Rabassa
1960-1961 - Ljubisa Brocic
1961 - Enrique Orizaola
1961-1962 - Lluis Miró
1962 - Ladislao Kubala
1962-1963 - Josep Gonzalvo
1963-1964 - Cesar Rodriguez
1964-1965 - Vicenç Sasot
1965-1967 - Roque Olsen
1967-1969 - Salvador Artigas
1969-1970 - Josep Seguer
1971-1975 - Vic Buckingham
1971-1975 - Rinus Michels
1975-1976 - Hennes Weisweiler
1976 - Laureano Ruiz
1976-1978 - Rinus Michels
1978-1979 - Lucien Muller
1979-1980 - Joaquim Rife
1980-1981 - Helenio Herrera
1981-1983 - Udo Lattek
1983 - Josep Lluis Romero
1983-1984 - Cesar Luis Menotti
1984-1987 - Terry Venables
1987-1988 - Luis Aragones
1988-1996 - Johan Cruyff
1996 - Carles Rexach
1996-1997 - Bobby Robson
1997-2000 - Louis Van Gaal
2000-2001 - Llorenç Serra Ferrer
2001-2002 - Carles Rexach
2002-2003 - Louis Van Gaal
2003 - Radomir Antic
Từ năm 2003 - Frank Rijkaard
Các Chủ tịch
21/7/2006-nay Xivier Sala y Martin (tạm quyền)
22/6/2003-21/7/2006 Joan Laporta i Estruch
2003 Enric Reyna Martínez
2000-2003 Joan Gaspart Solves
1978-2000 Josep Lluís Núñez Clemente
1977-1978 Raimon Carrasco Azemar
1969-1977 Agustí Montal Costa
1968-1969 Narcís de Carreras Guiteras
1961-1968 Enric Llaudet Ponsa
1953-1961 Francesc Miró-Sans Casacuberta
1952-1953 Enric Martí Carreto
1946-1952 Agustí Montal Galobart
1943-1946 Josep Vendrell Ferrer
1943 Josep Antoni de Albert Muntadas
1942-1943 Enrique Piñeyro Queralt
1942 Josep Vidal-Ribas Güell
1940-1942 Enrique Piñeyro Queralt
1939-1940 Interim Administrative Commettee
1935-1936 Josep Suñol Garriga
1934-1935 Esteve Sala Canyadell
1931-1934 Joan Coma Sarasols
1931 Antoni Oliver Gras
1930-1931 Gaspar Rosés Arús
1929-1930 Tomàs Rosés Ibotson
1925-1929 Arcadi Balaguer Costa
1924-1925 Hans Gamper Haessing
1923-1924 Enric Cardona Panella
1921-1923 Hans Gamper Haessing
1920-1921 Gaspar Rosés Arús
1919-1920 Ricard Graells Miró
1917-1919 Hans Gamper Haessing
1916-1917 Gaspar Rosés Arús
1915-1916 Rafael Llopart Vidaud
1914-1915 Joaquim Peris de Vargas
1914 Àlvar Presta
1913-1914 Francesc de Moxó i de Sentmenat
1910-1913 Hans Gamper Haessing
1909-1910 Otto Gmelin
1908-1909 Hans Gamper Haessing
1908 Vicenç Reig
1906-1908 Juli Marial Mundet
1905-1906 Josep M. Soler
1903-1905 Arthur Witty Cotton
1902-1903 Paul Haas
1901-1902 Bartomeu Terradas
1899-1901 Walter Wild
Các đời sân vận động của Barca ( nguồn [Muốn thấy link download, bạn phải là thành viên của diễn đàn. ] và [Muốn thấy link download, bạn phải là thành viên của diễn đàn. ])
Các đời sân vận động của Barcelona
TỪ BONANOVA VELODROME ĐẾN NOU CAMP
Là một Barcamania, ai cũng biết Nou Camp là thánh địa của Barcelona - đội bóng yêu quý của chúng ta. Nhưng trước năm 1957, Barcelona đã chơi trên những SVĐ nào, mời các bạn ngược dòng quá khứ, trở về năm 1899, đến với nhữnh SVĐ từng in dấu giày của FC Barcelona.
1) BONANOVA VELODROME (1899 - 1900)
Barcea chơi trận đấu đáng nhớ đầu tiên vào ngày 8/12/1899 và để thua 0-1 trước đội bóng gồm những người Anh sống tại Barcelona.
Trận đấu diễn ra ở Bonanova Velodrome, một địa điểm gồ ghề với mặt đất đầy ổ ***. Nó không hoàn hảo với bất kỳ ý nghĩa nào, nhưng nó là sân nhà. Nó cũng là sân bóng đầu tiên của thành phố từng có và trên thực tế vị trí của nó gần ga tàu hoả Sarria làm nó rất dễ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều trở ngại lớn nhất là sân bóng bị chia sẻ với nhiều CLB khác. Điều tồi tệ nhất là không có sự thống nhất giữa Barcelona với CLB đối thủ nổi tiếng trong vùng, El Catala. Sự dàn xếp đồng nghĩa với việc đội bóng buộc phải chọn sân nhà ở một nơi khác.
2) THE HOTEL CASANOVAS'S GROUND (1900 - 1901)
Vào khoảng cuối thế kỷ, ban giám đốc thuê một mảnh đất gần khách sạn Casanovas mà nơi này sau đó trở thành bệnh viện Santa Creu y Sant Pau. SVĐ được khánh thành vào ngày 18/11/1900 trong một trận đấu với Hispania (0 - 0). Theo bản tin mới nhất trong ngày, 4000 người tham dự. Sự bất lợi lớn nhất của Casanovas là không có phương tiện giao thông với vùng lân cận.
3) THE CARRETERA D'HORTA GROUND (1901 - 1905)
Vị trí của SVĐ ở Corninardo gần La Sagera, một vùng phát triển cao ngày nay. Khu đất không xa ga tàu cuối cùng và một lối vào hiện đại đã được xây gần SVĐ dành cho khán giả và xe ngựa đi qua. Một ngôi nhà lớn trong vùng có tên "Can Sabadell" có vị trí gần đó được dùng làm phòng thay quần áo.
Carretera D'horta chính thức khánh thành vào ngày 23/11/1901. Barcelona thắng trận mở màn tại đây, đánh bại đội bóng gồm các thuỷ thủ trên một con tàu của Anh, The Caliope với tỷ số 4 - 0, trong đó Joan Gamper ghi 3 bàn.
Lối vào của SVĐ được miễn phí và trong những ngày đó, điều ấy còn có lợi hơn là cho thuê chỗ ngồi. Ban giám đốc có ý định dời SVĐ vào năm 1905 và một năm sau nó trở thành nhà cho thuê.
4) THE CARRER MUNTANER GROUND (1905 - 1909)
Barcelona tiếp quản sân nhà của Hispania, bị kẹp giữa 4 khu phố: Paris, Londres, Casanovas và Muntaner. Lối vào đặt ở phía Muntaner.
Để khánh thành SVĐ mới vào ngày 26/2/1905, Barcelona tiến hành trận đấu giao hữu với Catala. Barca thắng 3 - 2.
Thật buồn là sân nhà Muntaner đã chứng kiến những thời điểm đen tối nhất của Barca. Trong suốt thời gian này, CLB đã mất đi hầu hết thành viên và đã đến rất gần sự tan vỡ. Gamper đã giúp ngăn ngừa hoàn toàn thảm hoạ trên quy mô lớn nhờ vào những can thiệp của cá nhân và cố gắng cứu CLB. Sau đó dư luận bắt đầu hướng về Barcelona. Sau này, SVĐ được chuyển cho đội bóng thù địch cùng thành phố, RCD Espanyol.
5) THE CARRER INDUSTRIA GROUND (1909 - 1922)
Một lần chuyển đến phố Industria năm 1909, CLB đã hưởng 1 thời kỳ phát triển to lớn, SVĐ có vị trí nằm trên 2 lô đất, từ phố Muntana, giữa phố Urgell và Villaroel mà sau này được biết đến với cái tên Industria, nhưng sau đổi thành Paris.
Không có nghi lễ đặc biệt nào để khánh thành SVĐ, nhưng một trận đấu khai mạc được tổ chức vào 14/3/1909, Barca gặp Catala trong giải vô địch Catalonia. Trận đấu kết thúc với tỷ số hoà 2 - 2. Sân nhà được biết đến với cái tên trìu mến "L' Escopidora" (cái ống nhỏ) bởi vì nó quá nhỏ. Mặc dù kích thước nhỏ nhưng nó là sân tốt nhất ở Catalonia vào thời gian đó và nó là sân đầu tiên có ánh sáng nhân tạo. Sân có khán đài chính 2 tầng bằng gỗ và đó là niềm tự hào và vui mừng của những người ủng hộ FC Barcelona, không có CLB nào vào thời điểm đó có thể kiêu hãnh về bất kỳ điều gì giống như vậy. Khán đài chỉ chứa được 1500 khán giả nhưng sức chứa bao gồm sân thượng là 6000.
6) THE CORTS (1922 - 1957)
Joan Gamper và ban giám đốc nhận ra rằng sân Carrer Industria đã lỗi thời một cách nhanh ***ng, và giành được miếng đất có cái tên"can Ribot " và "can Guerrara" (18/2/1922) với mục đích xây dựng một sân vận động mới. Sân có vị trí giữa những con phố mà bây giờ đươc biết đến với cái tênTravessara de les Cort, Numancia, Vallespia, Marques de Sontmenat.
SVĐ mới được thiết kế bởi kiến trúc sư Santiago Mestres và Josep Alemany, được khánh thành vào 20/5/1922 và nó được biết đến với cái tên: "Nhà thờ lớn của bóng đá". SVĐ có sức chứa 30 000 khán giả.
Thời gian trôi đi, con số khán giả tiếp tục tăng lên.Do đó mà SVĐ đã được mở rộng nhiều lần. Trong lần mở rộng đầu tiên, kiến trúc sư Josep. M. Sagnier thiết kế một dự án mở rộng 2 bên SVĐ và mái hiên được đặt đằng sau cầu môn phía bắc (mùa bóng 1941 - 1942). SVĐ còn được mở rộng lần thứ hai vào năm 1943 dưới sự điều khiển của kiến trúc sư Eduard Torroja, một người mà những quan điểm của ông được xem như có tính chất cách mạng vào thời gian đó. Những thay đổi căn bản của ông thực sự làm tăng gấp đôi sức chứa của SVĐ lên đến 60 000 và SVĐ được thiết kế lại đã chính thức mở cửa vào 2/6/1945.
Mặc dù tăng gấp đôi sức chứa ban đầu, SVĐ mới phát triển nhanh ***ng. Ban giám đốc nhận ra rằng 1 SVĐ khác với sức chứa 75 000 có thể sẽ được xây dựng. Mặc dù sự phát triển sau này đã chứng minh ý kiến đó một lần nữa, họ vẫn đánh giá thấp điều đó. Khi SVĐ mới được mở vào 24/9/1957, Les Corts đã trở thành sân nhà của đội trẻ.
7) THE NOU CAMP (TỪ 1957 - nay)
SVĐ mới được đặt tên:"El Nou Estadi del Futbol Club Barcelona" và sớm trở thành biệt danh thông dụng theo tiếng Catalan: "Camp Nou".
Có hai nhân tố thuyết phục SVĐ dược xây dựng. Đầu tiên, sự yêu thích đối với Barcelona tăng cao khi Kubala dẫn dắt CLB thành công trong thời gian dài. CLB được biết đến với cái tên "Five_Cup Barcelona" (Barca de les cins Copes) và người ủng hộ lũ lượt kéo đến xem các trận đấu với số lượng lớn đến nỗi sức chứa của Le Corts nhanh ***ng trở nên quá tải. Cùng thời gian đó, Miro Sans thắng Amat Casajoana trong cuộc bầu cử chủ tịch CLB năm 1953 cũng góp phần cho SVĐ mới được xây dựng.
CLB đầu tư 128 000 bảng cho một khu đất rộng, có địa điểm gần Le Corts y l'Hospitalet. Các kiến trúc sư trông coi công trình là Mitjans, Garcia Barbom và Soteres. Việc xây SVĐ mất 3 năm rưỡi và tiêu tốn 300 triệu peso.
Vào ngày 24/9/1957, lễ khánh thành SVĐ được tổ chức. FC Barcelona gặp Warsaw và Eulogio Martinez ghi bàn thắng đầu tiên ở SVĐ mới .Từ thời điểm đó, SVĐ đã trở thànhơi chứng kiến những khoảnh khắc rực rỡ nhất trong lịch sử CLB. Nếu bạn cộng tất cả những danh hiệu vô địch TBN của Barca, thật dễ nhận ra rằng tại sao các fan của Barca lại yêu quý Nou Camp đến thế