NAM TƯ 1976- TIỆP KHẮC ĐĂNG QUANG Trong kỳ Euro tổ chức lần đầu tiên tại Đông Âu, một đội bóng Đông Âu đã giành chức vô địch, đó là Tiệp Khắc. Họ liên tiếp gây bất ngờ khi lần lượt vượt qua Liên Xô ở bán kết, Hà Lan ở bán kết và cuối cùng là đương kim vô địch, CHLB Đức ở chung kết sau loạt đá luân lưu 11m.
Euro 1976 có sự tham gia bất ngờ của Xứ Wales, họ đứng đầu bảng 2 sau khi vượt qua Hungary và Áo. Tiệp Khắc dẫn đầu bảng 1 với 1 điểm nhiều hơn Anh, mặc dù trong trận đấu đầu tiên của vòng bảng, họ thất bại 0-3 trên sân Wembley. Các đội dẫn đầu vòng bảng còn lại lần lượt là Hà Lan, Liên Xô, Bỉ, Tây Ban Nha, chủ nhà Nam Tư và đương kim vô địch CHLB Đức. Bước vào tứ kết, Xứ Wales gặp Nam Tư, và đội bóng Đông Âu đã giành thắng lợi chung cuộc 3-1 sau trận thắng 2-0 trên sân nhà và trận hòa 1-1 trên sân khách. Trong trận đấu trên sân Zagreb, Xứ Wales bỏ lỡ một quả penalty, còn trong trận đấu trên sân nhà, họ bị đuổi một cầu thủ.
Liên Xô đã không còn là một tên tuổi thống trị châu Âu nữa, họ bị Tiệp Khắc đánh bại 2-0 ở trận tứ kết lượt đi, và ở trận lượt về trên sân nhà, họ chỉ giành được kết quả hòa 2-2. Đội hình Liên Xô lúc đó có nòng cốt là các cầu thủ Dynamo Kyev vừa giành cúp C2 châu Âu, lại có "mũi tên vàng" Oleg Blokhin, người được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu năm trước. Vậy mà Liên Xô lại bị loại bởi Tiệp Khắc. Đây là cú sốc đầu tiên của giải. Hà Lan đè bẹp người hàng xóm Bỉ với tỷ số 5-0 trong trận tứ kết trên sân nhà. ở trận đến làm khách của Bỉ, họ cũng giành thắng lợi 2-1. Đức vượt qua Tây Ban Nha với tổng tỷ số 3-1, sau khi bị cầm hòa 1-1 trên sân khách.
Trước vòng bán kết, người ta hy vọng sẽ có trận chung kết giữa Đức và Hà Lan. Vậy mà Hà Lan cũng bị Tiệp Khắc đá văng khỏi giải bằng chiến thắng 3-1, một bất ngờ lớn khác đá diễn ra. Đương kim vô địch châu Âu và thế giới phải cần đến 120 phút mới vượt qua được chủ nhà Nam Tư. Đức còn là đội phải lội ngược dòng, khi đến phút 30, Popivoda và Dzajic đã ghi được hai bàn thắng trước cho Nam Tư. Mãi đến phút 64, Flohe mới gỡ được bàn thắng thứ nhất cho đội dương kim vô địch. Phút 82, lại là khẩu thần công Muller đưa hai đội về thế cân bằng. Trong thời gian đá hiệp phụ, Muller tiếp tục ghi hai bàn ở các phút 115 và 119. Đức giành chiến thắng chung cuộc 4-2. Trong trận tranh huy chương đồng, đội quân áo da cam giành chiến thắng 3-2 trước chủ nhà Nam Tư.
Trận chung kết của giải diễn ra trên sân FK Crvena Zvezda tại thủ đô Belgrade tối 20/6/1976. Cũng như trận bán kết, lần này Đức lại phải lội ngược dòng với hai bàn bị dẫn trước. Svehlik ghi bàn cho Tiệp Khắc ngay từ phút thứ 8. Đến phút 25 Dobias nhân đôi cách biệt. Nhưng chỉ 3 phút sau, lại là Muller ghi bàn rút ngắn tỷ số cho Đức. Đúng phút 89, Holzenbein ghi bàn đưa trận đấu bước vào hai hiệp phụ. Kết thúc 120 phút thi đấu, tỷ số vẫn giữ nguyên là 2-2. Hai đội bước vào loạt thi đấu 11m may rủi. Sau ba loạt đá, cầu thủ hai đội đều thực hiện thành công. ở loạt sút thứ tư, trong khi cầu thủ Tiệp Khắc thực hiện thành công thì Uli Hoeness lại sút vọt xà ngang. Panenka bình tĩnh thực hiện cú sút thứ 5 thành công cho Tiệp Khắc. Bên phía Đức, đội trưởng
Beckhenbauer không cần phải sút quả cuối cùng. Tiệp Khắc thắng 5-3 trong loạt cân não, đoạt luôn chiếc cúp vô địch từ tay đối thủ đang giữ cúp, làm nên bất ngờ lớn nhất giải đấu.
Tứ kết:
Nam Tư 3-1 Xứ Wales 2-0 1-1
Tiệp Khắc 4-2 Liên Xô 2-0 2-2
Tây Ban Nha 1-3 Đức 1-1 0-2
Hà Lan 7-1 Bỉ 5-0 2-1
Bán kết:
Tiệp Khắc 3 - 1 Hà Lan
Nam Tư 2 - 4 Đức
Tranh hạng ba:
Hà Lan 3 - 2 Nam Tư
Chung kết:
Tiệp Khắc 2 - 2 Đức (5-3 pen)
ITALIA 1980- ĐỨC VÔ ĐỊCH LẦN 2
Euro 1980 bắt đầu áp dụng thể thức mới ở vòng chung kết. Tám đội bóng sẽ chia làm hai bảng để chọn đội đứng đầu vào đá trận chung kết. CHLB Đức lần thứ hai lên ngôi vô địch, họ vượt qua một đội Bỉ hết sức tiến bộ trong trận đấu cuối cùng.
Bảng 1 của vòng chung kết gồm các đội Đức, Tiệp Khắc, Hà Lan và Hy Lạp.
Tiệp Khắc vượt qua đội tuyển Pháp của Platini tại vòng loại. Hà Lan đứng đầu bảng đấu có Ba Lan và CHDC Đức. Tại giải đấu này, đội tuyển Liên Xô bỗng xuống phong độ thảm hại, họ xếp cuối bảng vòng loại sau Hy Lạp, Hungary và Phần Lan.
Trong trận đấu bảng tại vòng chung kết, CHLB Đức đã rửa được mối hận tại chung kết Euro 1976 trước Tiệp Khắc. Họ giành chiến thắng 1-0. Sau đó, Đức với những ngôi sao trẻ Bernd Schuster và Karl-Heinz Rummenigge bước vào trận đấu hay nhất giải với Hà Lan. Klaus Allofs ghi một hattrick, giúp Đức giành chiến thắng 3- 2. Hòa Hy Lạp 0-0 ở trận đấu cuối, Đức nheå nhàng bước vào trận chung kết của giải.
Bảng 2 gồm các đội Bỉ, Anh, chủ nhà Italia và Tây Ban Nha. Đội tuyển Bỉ cầm hòa Anh ở trận ra quân với tỷ số 1-1. Họ đánh bại "các võ sỹ đấu bò tót" - Tây Ban Nha 2-1 ở trận thứ hai, và xuất sắc cầm hòa Italia 0-0 ở trận cuối cùng. Trong trận đấu đó, với đấu pháp bẫy việt vị hết sức khó chịu, các cầu thủ Bỉ đã liên tiếp ngăn
chặn được các pha tấn công của đội Italia. Thêm vào đó, là sự xuất sắc của thủ môn Jean - Marie Pfraff đã khiến các chân sút đội áo thiên thanh hoàn toàn bất lực.
Đội hình trẻ của Italia, dù đã lọt vào chung kết World Cup 1978, nhưng thiếu vắng Paolo Rossi, đã phải chấp nhận xếp thứ nhì bảng 2 để đá trận tranh hạng 3 với Tiệp Khắc. Và sau khi hòa 1-1 trong trận đấu này, hai đội phải bước vào loạt đá 11m dài kỷ lục: Có tới 18 cú sút, và chiến thắng cuối cùng nghiêng về phía Tiệp Khắc.
Trận chung kết trên sân Olimpico tại Roma ngày 22/6/1980 mang đậm dấu ấn của Horst Hrubesch, người ghi cả hai bàn thắng đem lại chiến thắng cho Đức. Phút thứ 10, Hrubesch đã đánh đầu ghi bàn mở tỷ số cho Đức. Đội Bỉ thi đấu hết sức kiên cường, và san bằng được tỷ số ở phút 75 bằng cú sút penalty của Vandereycken, sau khi trọng tài cho rằng Stielike đã đẩy ngã Van der Elst trong vòng cấm, mặc dù băng quay chậm cho thấy, pha phạm lỗi diễn ra ngoài vạch 16m50.
Tuy nhiên, ý chí của Bỉ vẫn chưa đủ mạnh để quật ngã được "Cỗ xe tăng" Đức. Trước khi trận đấu kết thúc 2 phút, Hrubesch băng vào đánh đầu rất quyết đoán, ghi bàn ấn định tỷ số cho đội tuyển Đức. Lần thứ hai trong lịch sử, Đức lên ngôi vị quán quân của châu Âu.
Bảng 1:
Tiệp Khắc 0 - 1 Đức
Hà Lan 1 - 0 Hy Lạp
Đức 3 - 2 Hà Lan
Hy Lạp 1 - 3 Tiệp Khắc
Hà Lan 1 - 1 Tiệp Khắc
Hy Lạp 0 - 0 Đức
Bảng 2:
Bỉ 1 - 1 Anh
Tây Ban Nha 0 - 0 Italia
Bỉ 2 - 1 Tây Ban Nha
Anh 0 - 1 Italia
Tây Ban Nha 1 - 2 Anh
Italia 0 - 0 Bỉ
Tranh giải ba:
Tiệp Khắc 1 - 1 Italia
(Tiệp Khắc thắng 9-8 bằng đá 11m)
Chung kết:
Bỉ 1 - 2 Đức
PHÁP 1984 - ĐỘI QUÂN CỦA PLATINI LÊN NGÔI
Là chủ nhà của Euro lần này, đội tuyển Pháp đã lên ngôi vô địch một cách hoàn toàn xứng đáng với lối chơi quyến rũ, đặc biệt là của bộ tứ huyền thoại Michel Platini, Alain Giresse, Jean Tigana và Luis Fernandez.
Nước chủ nhà Pháp được miễn đấu vòng loại, và đã đưa ra yêu cầu đưa vào giải vòng đấu bán kết để tăng tính hấp dẫn. Platini, người hùng của Pháp, bước vào giải đấu với 3 lần giành ngôi vua phá lưới Serie A liên tiếp.
Tại giải này, Italia phải trở thành khán giả khi không vượt qua được vòng loại. Họ chỉ xếp trên đảo Síp, còn đứng dưới Rumani, Thụy Điển và Tiệp Khắc. Tây Ban Nha đoạt chiếc vé đến Pháp khá muộn. Ngôi đầu bảng ở vòng loại đã thuộc về Hà Lan, và muốn lọt vào vòng chung kết, Tây Ban Nha phải ghi được 11 bàn thắng vào lưới Malta ở trận đấu cuối. Tuy bỏ lỡ một quả penalty, các cầu thủ xứ sở bò tót cũng giành thắng lợi chung cuộc 12-1.
Đội tuyển Đức bước vào giải với các ngôi sao mới: Rudi Voeller, Andreas Brehme và Guido Buchwald. Nhưng gây bất ngờ nhất ở giải đấu lần này là Đan Mạch. Đội bóng thường chỉ xếp hạng 2 ở châu Âu này vượt qua Anh của Kevin Keegan, Hy Lạp và Hungary ở vòng loại với một đội hình tài năng sẽ đi vào lịch sử: Allan Simonsen, Preben Elkjer, Frank Arnesen, Soren Lerby, Morten, Jesper Olsen và ngôi sao 19 tuổi Michael Laudrup. Đan Mạch vượt qua vòng bảng gồm các đối thủ Pháp, Nam Tư, Bỉ một cách thuyết phục, họ hạ Nam Tư những 5-0 sau khi bị thua Pháp 0-1 ở trận đầu tiên. Đặc biệt, trong trận cuối vòng bảng gặp Bỉ, sau khi bị dẫn trước 0-2, "thùng thuốc súng" Đan Mạch đã lội ngược dòng để chiến thắng với tỷ số 3-2.
Pháp vượt qua vòng bảng với chiến thắng 1-0 trước Đan Mạch, 5-0 trước Bỉ và 3-2 trước Nam Tư.
Ở bảng 2, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là hai đội lọt vào vòng bán kết, họ vượt qua Đức và Rumani. Cả hai đều lọt vào vòng đấu này không được thuyết phục: thắng 1 trận và hòa 2 trận.
Trong trận bán kết thứ nhất, Đan Mạch hòa 1-1 với Tây Ban Nha sau 120 phút thi đấu. Các cầu thủ xứ sở của nàng tiên cá và các câu chuyện cổ tích của Andersen chịu dừng bước ở loạt thi đấu 11m, họ thua 4-5.
Trận bán kết thứ hai giữa Pháp và Bồ Đào Nha cũng phải trải qua 120 phút thi đấu. Platini đưa đội chủ nhà dẫn trước 1-0 ở phút 24, nhưng Rui Jordao đã gỡ hòa cho Bồ Đào Nha ở phút 74. Bước vào hiệp phụ thứ nhất, lại là Jordao đưa Bồ Đào Nhà dẫn trước, nhưng Domergue lại giúp Pháp cân bằng tỷ số. Đúng phút cuối của hiệp phụ thứ 2, nhận đường chuyền thuận lợi của Tigana, Platini kết thúc thành công, đưa Pháp vào chung kết.
Ngày 27/6/1984, trận chung kết được tổ chức trên sân Công viên các hoàng tử ở thủ đô Paris. Cú sút phạt thành công của Platini ở phút 57 mở tỷ số cho trận đấu. Đến phút 90, từ một đường phản công, Tigana tạo điều kiện cho Bruno Bellone tâng bóng qua đầu thủ môn Luis Arconada ấn định chiến thắng 2-0 cho Pháp. Đội quân áo lam bước lên ngôi vô địch châu Âu, và Platini đi vào lịch sử như cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại của bóng đá Pháp.
Bảng 1
Pháp 1 - 0 Đan Mạch
Bỉ 2 - 0 Nam Tư
Pháp 5 - 0 Bỉ
Đan Mạch 5 - 0 Nam Tư
Pháp 3 - 2 Nam Tư
Đan Mạch 3 - 2 Bỉ
Bảng 2
Đức 0 - 0 Bồ Đào Nha
Rumani 1 - 1 Tây Ban Nha
Đức 2 - 1 Rumani
Bồ Đào Nha 1 - 1 Tây Ban Nha
Đức 0 - 1 Tây Ban Nha
Bồ Đào Nha 1 - 0 Rumani
Bán kết:
Pháp 3 - 2 Bồ Đào Nha
Đan Mạch 1 - 1 Tây Ban Nha
(Tây Ban Nha thắng 5-4 bằng thi đá 11m)
Chung kết:
Pháp 2 - 0 Tây Ban Nha
ĐỨC 1988 - SỨC MẠNH CỦA CƠN LỐC MÀU DA CAM
Sau khi không lọt vào vòng chung kết Euro 1984, đội tuyển Hà Lan đã thể hiện một sức mạnh vượt trội tại Euro 1988 tổ chức ở Đức. Họ xuất sắc giành ngôi vô địch với lối chơi vẫn được tôn vinh là "Cơn lốc màu da cam", với trụ cột là ba chàng ngự lâm Gulit, Rijkaard, Van Basten.
Lọt vào chung kết World Cup 2 lần liên tiếp (1982 và 1986), đội tuyển Đức chủ nhà dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Franz Beckenbauer gồm các danh thủ: Jorgen Klinsmann, Jorgen Kohler, Thomas Berthold và Rudi Voller đã sẵn sàng cho một cuộc chinh phục chức vô địch châu Âu lần thứ 3. Họ cũng muốn phục thù thất bại ở Euro trước, giải đấu mà đội Đức không vượt qua được vòng bảng.
Italia trình làng một đội hình trẻ tài năng gồm Paolo Maldini,
Riccardo Ferri, Gianluca Vialli và Roberto Mancini. Còn Liên Xô, sau khi làm khán giả tại 2 Euro trước, huấn luyện viên Valeriy Lobnanovskiy đã có một đội hình chín chắn hơn xây dựng xung quanh trụ cột là các cầu thủ Dinamo Kiev vừa đoạt cúp châu Âu. Đội tuyển Anh cũng là một ứng cử viên sáng giá. Với Peter Shilton trong cầu môn, Glenn Hoddle, Bryan Robson ở tuyến giữa, Chris Waddle, John Barnes cùng Peter Beardsley trên hàng công, đặc biệt là một Gary Lineker săn bàn sắc bén, việc tranh chấp cúp bạc nằm trong tay các cầu thủ xứ sở sương mù.
Hà Lan đến với giải cùng các tài năng Ruud Gullit, Marco van Basten, Frank Rijkaard, Ronald Koeman, Gerald Vanenburg và cựu binh Arnold Muhren.
Van Basten được ghi nhận là ngôi sao sáng nhất giải. Anh ghi một hattrick, để loại đội tuyển Anh, ghi bàn quyết định để loại Đức tại bán kết và cuối cùng là kết thúc hy vọng của Liên Xô tại chung kết.
Vượt qua bảng 1 trước các đối thủ Tây Ban Nha và Đan Mạch, Đức và Italia lần lượt thất bại trước Hà Lan và Liên Xô ở bán kết.
Liên Xô hạ Italia 2-0 bằng hai bàn thắng của Litovtchenko và Protassov. Trong trận bán kết thứ hai, dù Đức ghi được bàn thắng trước bằng quả penalty của Lothar Matthaeus ở phút 5, nhưng đến phút 74, Ronald Koeman cũng đã thực hiện thành công quả penalty của mình, đưa hai đội về thế cân bằng.
Đến phút 88, sau đường chuyền của Wouter, Van Basten đã ghi bàn ấn định chiến thắng, đưa Hà Lan vào chung kết.
Trận chung kết trên sân Olimpia, Munich ngày 25/6/1988 là cuộc phục thù của các cầu thủ áo da cam. Tại vòng bảng, họ đã bị Liên Xô hạ 1-0. Tại lần gặp nhau thứ hai trong giải này, Liên Xô đã không còn dịp để thể hiện sức mạnh. Phút 32, Gulit đánh đầu đưa Hà Lan dẫn 1-0 sau pha phối hợp đá phạt góc với Koeman và Van Basten.
Đến phút 54, bàn thắng nổi tiếng của Van Basten đã diễn ra. Nhận bóng từ chân Muhren, anh tung cú volley đẹp mắt từ khoảng cách 8m, hạ thủ môn Dasaev.
Liên Xô vùng lên quyết liệt và kiếm được quả penalty sau khi Van Breukelen phạm lỗi với Serguei Gotsmanov. Igor Belanov, người thực hiện thành công 2 quả penalty trong 4 bàn thắng ghi được tại World Cup 1986, đã không chiến thắng được thủ môn Breukelen từ chấm 11m. Hà Lan giành chiến thắng thuyết phục, và bước lên bục cao nhất để nhận cúp.
Bảng 1:
Đức 1 - 1 Italia
Đan Mạch 2 - 3 Tây Ban Nha
Đức 2 - 0 Đan Mạch
Italia 1 - 0 Tây Ban Nha
Đức 2 - 0 Tây Ban Nha
Italia 2 - 0 Đan Mạch
Bảng 2
Anh 0 - 1 CH Ireland
Hà Lan 0 - 1 Liên Xô
Anh 1 - 3 Hà Lan
CH Ireland 1 - 1 Liên Xô
Anh 1 - 3 Liên Xô
CH Ireland 0 - 1 Hà Lan
Bán kết
Đức 1 - 2 Hà Lan
Liên Xô 2 - 0 Italia
Chung kết:
Liên Xô 0 - 2 Hà Lan