[Nhìn lại World Cup]- Thăng trầm của lịch sữ ! World Cup 1930 tại Uruguay
Đội tuyển của Uruguay 1930
Đứa con đầu lòng được sinh ra đời đầy khó khăn : Sau nhiều tranh cải, vào năm 1929 ban tổ chức FIFA ( Fédération Internationale de Football Association ) đã quyết định cho Uruguay đứng ra tổ chức World Cup lần đầu tiên vào năm 1930. Vào thời gian đó người dân Uruaguay còn phải chật vật để kiếm sống thì chuyện tổ chức World Cup là một thử thách hy sinh quá lớn cọng thêm Âu châu đang lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế không đủ khả năng tài chánh để cùng tham dự.
Với 7 đội banh của Nam Mỹ và 2 đội của Trung và Bắc Mỹ cọng thêm 4 đội của Châu Âu là Pháp, Nam tư; Bỉ và Romania đến bằng tàu thủy với hải trình hết 10 ngày, World Cup 1930 được khai mạc không có vòng loại. Mỗi đội banh phải tự đem theo banh để đá, mỗi hiệp thay banh của mỗi đội một lần. 70 000 khán giả chen chúc xem trận chung kết giữa Uruguay và Á Căn Đình với tỷ số 4-2, trọng tài với áo quần chững chạc cổ thắt cà vạc có kèm theo một cận vệ vì trước đó nhân viên canh gác sân banh đã soát và tịch thu được 1600 khẩu súng khi khán giả muốn mang vào sân banh. Vì không thể tham dự, Âu châu lên tiếng nhạo báng cho rằng đây là một „ chuyện cổ tích về World Cup“
World Cup 1934 tại Ý
Đội tuyển của Ý, 1934
Bốn năm sau để trả thù lại Ý không tham gia World Cup 1930, đương kim vô địch túc cầu thế giới Uruguay không chịu ghi tên tham dự World Cup 1934 được tổ chức tại Ý. Tuy nhiên „không mợ thì chợ vẫn đông“, 32 quốc gia đã gửi đội tuyển đến tham dự trong đó có 2 nước Nam mỹ là Á Căn Đình và Ba tây. Đây cũng là lần đầu tiên World Cup cho đá vòng loại.
Lợi dụng thể thao để thi hành mộng bành trướng, quảng cáo cho Quốc xã, nhà độc tài của Ý là Benito Mussolini đã tung ra biết bao tiền của để xây dựng các sân vận động Turin, Florenz và Neapel, chuồi tiền hối lộ cho các trọng tài , cầu thủ Ý bị buộc phải chơi xấu dã man với đối thủ để cuối cùng Ý giựt được cúp vô địch trong trận chung kết với Tiệp Khắc, tỷ số 2-1.
Với tinh thần thể thao các cầu thủ Ý và Huấn luyện viên tỏ ra dấu hiệu bất phục với những quy định do Quốc xã đưa ra, họ chỉ muốn đá banh trong tinh thần hòa nhã. Do đó trước trận chung kết Mussolini không ngần ngại gửi đến đội tuyển Ý một điện tín :“ Thắng hay là Chết“.
World Cup 1938 tại Pháp
Các cầu thủ Ý chào theo dấu hiệu Quốc xã trong trận chung kết cùng Hungary
World Cup 1938 bị ảnh hưởng của tiền thế chiến thứ nhì. Quân Đức tràn qua Áo và buộc đội tuyển Áo sát nhập thành một đội tuyển Đức hùng mạnh. Các nước Nam Mỹ ngoài Ba tây đã không chịu tham dự vì FIFA cho tổ chức hai lần liên tiếp World Cup tại Châu Âu. 15 đội tuyển tham dự đá cùng nhau theo K.o-System: Đội nào thua là lên xe đi về nhà.
Dù cố gắng tạo áp lực, Quốc xã Đức đã thất bại thê thảm sau khi bị Thụy sĩ loại ra ngay trận đấu đầu tiên. Khinh bỉ và thù ghét Quốc xã được thế giới chứng tỏ khi cầu thủ Đức vừa ra sân đã được khán giả chào đón bằng cà chua, trứng thối…
Điểm thú vị trong World Cup 1938 là cầu thủ da đen Leonidas da Silva với biệt danh là „viên kim cương đen“ của Ba Tây. Trong trận đấu cùng Ba lan dưới cơn mưa tầm tả sau khi một mình đã tung lưới 4 lần, vì giày bị ướt, „viên kim cương đen“ đã tự cởi giày đá chân không để rồi tung lưới thêm trái thứ 5. Tuy nhiên trọng tài không cảm thấy vui nên đã bắt buộc anh ta phải mang giày trở lại.
Đội tuyển Ý đã bảo vệ được chiếc cúp vô địch trong trận chung kết với Hungary với tỷ số 4-2. Đây là thành quả đáng ghi nhớ nhưng đội tuyển Ý đã làm thế giới khinh bỉ khi tòan đội đã dơ tay chào theo kiểu Quốc xã trong trận chung kết.
World Cup 1950 tại Brazil
Trận chung kết giữa Uruguay với Brazil tỷ số 2:1
Đại tang cho tòan thế giới do thế chiến thứ nhì gây nên. World Cup chia sẻ niềm đau mất con của các bà Mẹ, nỗi buồn của các góa phụ mất chồng . Tuy nhiên, 12 năm sau World Cup lại được tổ chức tại Brazil .
Hy vọng World Cup sẽ là động cơ gây sức kéo khôi phục lại kinh tế sau chiến tranh, Brazil nổ lực cho xây dựng hạ tầng cơ sở. Rio de Janeiro cho xây một sân vận động đủ sức chứa 200 000 khán giả... Nỗi kinh hoàng của chiến tranh có lẽ chưa phai nhạt cho nên chỉ có 13 quốc gia đến tham dự tranh giải. Đức quốc bị cấm tham dự, tuy nhiên điểm đặc biệt là Anh quốc từng tự hào là "nơi chôn nhau cắt rốn" của nền bóng đá lần đầu tiên đã đồng ý tham dự World Cup.
Tin tưởng với kỹ thuật nhồi bóng cao và là chủ nhà tổ chức, Brazil tin tưởng sẽ đọat cúp vô địch nhưng cuối cùng đã bị Uruguay hạ với tỷ số 2-1, khán giả ôm nhau khóc ngất trong sân vận động, 3 người chết vì đứng tim, một người Brazil khác đã phóng mình từ khán đài chính xuống đất để tự vẫn. Cho mãi đến năm 1993, thủ môn Brazil vào thời đó là Barbosa vẫn còn bị cấm bước chân vào khu vực huấn luyện của đội tuyển Brazil vì người ta cho rằng anh ta chỉ mang lại xui xẻo.
World Cup 1950 còn là nỗi nhục cho Anh quốc, tự nhận là "quê Mẹ" của nền túc cầu thế giới, khi bị đội tuyển tí hon Hoa kỳ hạ 1-0. Điểm đặc biệt hơn nữa là cầu thủ của đội tuyển quốc gia của Hoa kỳ trước đó chưa bao giờ tập luyện cùng nhau. Đêm trước trận đấu các anh người Mỹ này còn lo nhảy nhót vui chơi suốt đêm.
World Cup 1954 tại Thụy sỹ
Trận chung kết giữa Đức và Hungary 1954
Chiến tranh đã lui dần vào dĩ vãng, thế giới cũng bắt đầu tha thứ và cho Đức quốc cùng tham dự trong số 16 nước tranh giải World Cup. Người Đức cũng dần dần lấy lại được niềm tự tin. Trong trận chung kết, Đức hạ Hungary 3-2 tại thủ đô Bern của Thụy sỹ và là lần đầu tiên được ôm cúp vô địch bóng tròn thế giới. World Cup 1954 là nguồn lợi khổng lồ đầu tiên cho FIFA. Lần đầu tiên những trận tranh giải được truyền hình rộng rãi . Kể từ đây, bóng tròn được xem là một món hàng thương mãi mang lại mối lợi kinh tế .
World Cup 1958 tại Thụy điển
Đội tuyển Brazil 1958
World Cup 1958 tại Thụy Điển được xem là vận hội mới của FIFA.Với 52 nước tham dự tranh giải vòng loại. Vô số cơ quan truyền thông đã đổ xô về Thụy Điển để làm phóng sự . Uruguay và Ý đã từng 2 lần giữ cúp vô địch bị loại ngay trong vòng loại đầu tiên. Bác sĩ khám bệnh cho biết hầu hết cầu thủ của đội tuyển Brazil bị mắc bệng giun sán. Ngôi sao Péle của Brazil 17 tuổi dưới sự hướng dẫn tài ba của huấn luyện viên Vicente Feola cũng bắt đầu vang danh thế giới qua World Cup 1958. Cậu bé Pelé đã làm thế giới sững sờ với kỹ thuật nhồi bóng, xoay người rồi đá banh tung lưới. Péle đá quá đẹp đến nỗi dù bị Brazil hạ 3-1 nhưng khán giã Thụy Điển cuối trận đã cùng đứng lên để vỗ tay ca ngợi Péle. Brazil xứng đáng ôm Cúp vô địch.
World Cup 1962 tại Chile
Péle với Jules-Rimet-Cup
Nền túc cầu thế giới bị ảnh hưởng lây cùng cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Tự do và Cộng sản. Nỗi hận thù bạo tàn bị dồn nén nay như được dồn vào World Cup 1962. Hầu hết tất cả các đội đều chơi theo thế thủ và dùng bạo lực, chơi xấu để triệt hạ nhau. Người ta cho rằng World Cup 1962 chỉ là một cánh tay dài của cuộc chiến tranh lạnh. Vì xấu hổ với lối chơi của các đội tuyển, Rimet lảnh đạo tối cao của FIFA đưa ra dự kiến sẽ không cho phát hình các trận đấu của World Cup.
Dù ngay trong vòng loại đầu tiên danh tuyển thủ Péle bị thương nên không thể tiếp tục được đưa vào giao đấu trong các trận kế tiếp, Brazil vẫn thắng Tiệp Khắc 3-1 trong trận chung kết để bảo vệ ngôi vô địch World Cup.
World Cup 1966 tại Anh quốc
Đội Anh giựt giải World Cup vào năm 1966
Cuối cùng thì „cái nôi“ của nền túc cầu thế giới cũng được FIFA giao phó trách nhiệm tổ chức World Cup 1966. Chưa kịp vui mừng thì Anh quốc lại bị thế giới cười mỉm khi chỉ còn 4 tháng trước ngày khai mạc World Cup, cái Cup vô địch lại „không cánh mà bay“. Nước Anh sôi sục, Scotland Yard sôi sục tìm kiếm nhưng vô vọng để rồi cuối cùng con chó „Pickles“ đã đánh hơi tìm thấy Cup nằm dưới một bụi cây tại khu ngoại ô của thủ đô London. Để cám ơn chó „Pickles“ được mời làm khách danh dự của World Cup 1966.
Dù Anh quốc được công nhận là đội thắng cuộc trong trận chung kết với Đức quốc, nhưng đội tuyển Đức ra về mà trong lòng vẫn hậm hực vì cho rằng trái banh do Geoff Hurst đá trúng sà ngang chứ không phải phần dưới của sà ngang như trọng tài quyết định. Không may cho Đức là không một máy hình nào quay được vị trí của trái banh lịch sử này.
World Cup 1966 còn có một điểm lý thú là đội tuyển nghèo đói của Cộng Sản Bắc Hàn đá loại đội tuyển Ý 1-0 đã hai lần vô địch để cuối cùng lọt được vào vòng tứ kết. Một điều thật tế nhị khó khăn cũng làm cho London phải suy nghĩ là chính phủ Anh quốc không công nhận chính phủ Cộng sản Bình Nhưỡng do đó quốc ca của Bắc Hàn không được phát trong trận tranh giải. London giải quyết thật đơn giản, bỏ luôn phần hát quốc ca trước trận đấu mà chỉ cho phát nhạc diễn hành mà thôi.
World Cup 1970 tại Mexico
Péle với Cup vô địch 1970
Để các buổi trực tiếp truyền hình phù hợp với thời gian tốt nhất bên Âu châu, các trận tranh giải World Cup 1970 tại Mexico được bắt đầu vào lúc buổi trưa dưới cơn nắng 50°C. Đây là lần đầu tiên World Cup đúng với danh nghĩa của nó: Có sự tham dự của các đội từ 5 châu . Marokko là nước đầu tiên của châu Phi có mặt trong những vòng tranh giải cuối cùng.
Từ trước đến nay, World Cup 1970 được xem là trận tranh giải hiền hòa nhất, không một cầu thủ bị lảnh thẻ đỏ đuổi ra khỏi sân. Brazil hạ Ý 4-1, lần thứ ba đội trưởng Péle ôm đưa cao Cup vô địch lên khỏi đầu. Theo quy định của FIFA vào thời đó, sau 3 lần thắng giải Brazil được giữ luôn Cup này.
World Cup 1974 tại Đức
Beckenbauer ông Hoàng bóng đá của Đức
Lần đầu tiên Tây Đức được phép tổ chức World Cup. 1974 cũng là khởi điểm quảng cáo thương mãi dành cho cầu thủ. Cầu thủ Đức cũng bắt đầu trở thành triệu phú Đức Mã vào thời gian này. Truyền hình phát tuyến không ngừng nghĩ vòng quanh thế giới với những bức hình cầu thủ đang cầm kem đánh răng...
Điểm khó quên cho giới hâm mộ túc cầu là để vào được chung kết và sau đó hạ Hòa Lan 2-1 để dành chức vô địch thế giới, Đội banh Tây Đức với đội trưởng Beckenbauer phải lao đao chống đỡ để suýt bị loại do chính người anh em Cộng Sản Đông Đức. Kể từ World Cup 1974 nói đến bóng đá Tây Đức thì người ta liền nghĩ ngay đến Beckenbauer, một tài năng bóng đá của thế kỷ.
World Cup 1978 tại Arhentina
World Cup 1978 về tay Arhentina
Một vết dơ cho FIFA khi quyết định giao cho chế độ quân phiệt Arhentina tổ chức World Cup 1978. Ngay từ 1976 đất nước này đã bị cai trị dưới những bàn tay thấm máu dã man của chế độ quân phiệt độc tài . Các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên tiếng kêu gọi tẩy chay World Cup, đừng để chế độ quân phiệt dùng bóng đá làm sân khấu trình diễn chính trị, nhưng đáng tiếc FIFA đã bắt tay cùng các tướng lảnh, thế giới làm ngơ, World Cup vẫn diễn ra bình thường. Lịch sử túc cầu ghi nhớ: Danh cầu thủ người Hà Lan Johan Cruyff là cầu thủ duy nhất đã phản đối không chịu lên đường sang Arhentina tham dự tranh giải.
Arhentina trở thành vô địch túc cầu sau khi hạ Hà Lan 3-0. Mục đích của quân phiệt đã thành công: Giới thiệu cùng thế giới Arhentina là nơi nuôi dưỡng Tự do và Hòa bình. Thế giới càng vỗ tay hoan nghinh, máu và nước mắt của người dân vô tội của Arhentina lại càng đổ xuống !