World Cup - Những điều cần biết Chào các bạn, hy vọng bài viết của mình cung cấp những thông tin hữu ích cho các fan hâm mộ bóng đá
World Cup là gì?
Giải vô địch bóng đá thế giới, còn gọi World Cup, là giải đấu bóng đá do Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức bốn năm một lần cho tất cả các đội tuyển bóng đá quốc gia của những nước hội viên FIFA.
Giải vô địch bóng đá thế giới cho phép tất cả các đội bóng mạnh nhất thế giới đọ sức với nhau giành chức vô địch, không kể đó là những đội bóng nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Tinh chất các giải vô định bóng đã thế giới cho phép xác định, với mức độ tương đối công bằng lực lượng bóng đá thế giới, mặc dù trình tự tiến hành vòng đấu không thể thủ tiêu hoàn toàn ảnh hưởng của những yếu tố ngẫu nhiên.
Lịch sử và các thống kê
Ý tưởng tập hợp những đội bóng mạnh nhất của các quốc gia trong một trận cầu tranh chức vô địch thế giới bắt nguồn từ thập niên 1920, do một nhóm các nhà quản lý bóng đá Pháp, đứng đầu là Jules Rimet, đề xướng.
Nghị quyết việc tiến hành đều đặn Giải vô địch bóng đá thế giới được Đại hội FIFA họp tại Amsterdam thông qua năm 1928. Trong thời kỳ này bóng đá nhà nghề đã có một quy mô rộng lớn song những cuộc đấu ở Thế vận hội thì chỉ cho phép các cầu thủ nghiệp dư tham gia nên không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của giới bóng đá.
Tên gọi chính thức về Giải vô địch bóng đá thế giới đã có vài lần thay đổi. Thoạt đầu nó được gọi là "Cúp thế giới" (World Cup, Coupe du monde) sau đó là "Cup Jules Rimet" (tên của cựu chủ tịch FIFA), rồi đến "Giải vô địch bóng đá thế giới - Cup Jules Rimet" và sau cùng là "Giải vô địch bóng đá thế giới".
Giải đấu đầu tiên năm 1930 chính thức được tổ chức tại Uruguay, với sự tham dự của 13 đội tuyển. Và chiếc cúp vàng thứ nhất mang tên "Jules Rimet" đã lọt vào tay chính đội chủ nhà.
FIFA World Cup diễn ra đều đặn 4 năm một lần, trừ hai kỳ bị huỷ bỏ vào các năm 1942 và 1946 vì ảnh hưởng của Thế chiến thứ hai.
Trong thập niên 1950, giải vô địch bóng đá thế giới nhanh chóng tái khẳng định vị trí và tiếp tục duy trì thế độc tôn là sự kiện thể thao lớn nhất trong thời hiện đại, được tổ chức luân phiên ở các nước khu vực châu Âu và châu Mỹ. Thế nhưng mãi đến kỳ thi đấu gần đây nhất người ta mới thấy một bước đột phá khi Hàn Quốc và Nhật Bản được chọn đăng cai World Cup 2002.
Từ năm 1970 trở về trước, đội vô địch thế giới được trao "cúp vàng" mà trong các văn kiện chính thức của FIFA gọi là "vật phẩm nghệ thuật". Đó là bức tượng nhỏ hình "Nữ thần chiến thắng Nike" (theo thần thoại Hy Lạp) mà trong giới bóng đá thường gọi là tượng "Nữ thần vàng". Theo đơn đặt hàng của FIFA, chiếc tượng này được hoàn thành năm 1928 do một người thợ kim hoàn ở Paris tên là Abel Lafleur đúc bằng vàng thật, nặng 1,8 kg (với chiếc đế bằng đá hoa cương nặng chừng 4 kg), trị giá 10.000 USD.
Trước Giải vô địch bóng đá thế giới năm 1970, FIFA giữ "Cup vàng" theo điều lệ quy định để rồi trao cho liên đoàn bóng đá quốc gia thuộc nước có đội bóng đoạt chức vô địch thế giới rồi trả lại cho FIFA trước khi tiến hành vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới lần sau.
Năm 1970, sau ba lần vô địch, như trong điều lệ quy định, đội Brasil đã được trao tặng vĩnh viễn "Nữ thần vàng". Sau đó FIFA đặt làm chiếc cup mới lấy tên là Cup thế giới FIFA. Chiếc cup này là Cup luân lưu, không đội bóng nào có thể đoạt vĩnh viễn cả. Những đội bóng chiến thắng sẽ được trao tặng chiếc cup mẫu thu nhỏ để làm kỷ niệm cùng với việc được giữ chiếc cup chính thức trong thời gian giữa hai giải vô địch bóng đá thế giới. Chiếc cup mới được đúc bằng vàng thật do nghệ sỹ người Ý Silvio Gazzaniga sáng tác, chiều cao 36 cm, nặng 5 kg, trị giá 20.000 USD. Cup này do người thợ kim hoàn Stabilimento Artistico Bertoni ở thành phố Milano đúc. Chiếc cúp mang hình hai thanh niên với bốn cánh tay giơ cao đỡ lấy quả Địa Cầu.
Đã có 17 kỳ thi đấu nhưng chỉ có 7 quốc gia đoạt giải vô địch. Trong đó, Brasil dẫn đầu với 5 lần đoạt cúp vàng và cũng là đội tuyển duy nhất có mặt trong tất cả các vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới. Ý đã 4 lần vô địch, Đức đã 3 lần nhận danh hiệu vô địch. Còn Hungary là đội tuyển ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử World Cup và cũng là đội duy nhất ghi được hơn 10 bàn thắng trong một kỳ giải.
Lucien Laurent là cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên trong lịch sử World Cup được tổ chức tại Uruguay, ông là thành viên duy nhất của đội tuyển Pháp tham dự World Cup 1930 hiện còn sống để chứng kiến Pháp đăng quang tại Pháp vào năm 1998.
Ronaldo là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất với 15 bàn trong lịch sử các kỳ thi đấu Cúp bóng đá thế giới. Vòng chung kết World Cup năm 1998 tại Pháp, anh đã ghi được 4 bàn thắng cho Brasil; năm 2002 tại Hàn Quốc và Nhật Bản, anh ghi thêm 8 bàn; năm 2006 tại Đức, anh tiếp tục ghi thêm 3 bàn thắng nữa cho riêng mình. Gullermo Stabile là tuyển thủ đầu tiên lập cú hat-trick (tức là 3 bàn thắng) trong một trận đấu. Đó là tại vòng chung kết World Cup lần thứ nhất ở Uruguay.
"Vua bóng đá" Pelé được xem là cầu thủ trẻ tuổi nhất ghi bàn tại World Cup, và Roger Milla của Cameroon là cầu thủ lớn tuổi nhất (42 tuổi) tham gia Cúp bóng đá thế giới.
Luật đá phạt đền 11 mét được áp dụng lần đầu tiên tại World Cup 1974 ở München (Đức).
Đội bóng tham gia nhiều trận chung kết nhất:
Brasil 7 lần, vô địch 05 lần Đức 7 lần, vô địch 3 lần Ý 6 lần, vô địch 4 lần Argentina 4 lần, vô địch 2 lần Uruguay 2 lần, vô địch 2 lần Pháp 2 lần, vô địch 1 lần Hà Lan 2 lần, Á quân 2 lần Tiệp Khắc 2 lần, Á quân 2 lần Hungary 2 lần, Á quân 2 Anh 1 lần, vô địch 1 lần Thụy Điển 1 lần, Á quân 1 lần
Người ghi nhiều bàn thắng
Just Fontaine (1958 - 13 bàn) là người đến nay vẫn giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất tại một kỳ WorldCup, giúp đội tuyển Pháp giành giải hạng ba tại Thụy Điển vào năm 1958.
Eusébio (1966 - 9 bàn), biệt hiệu: The Black Pear - "Viên ngọc trai đen" - ghi 9 bàn thắng tại World Cup 1966 cho Bồ Đào Nha, đoạt danh hiệu vua phá lưới. Kỷ lục của Eusébio đến nay vẫn là một biểu tượng không vượt qua được.
Pelé (1958, 1962, 1966, 1970 - 12 bàn), "Vua bóng đá Pelé". Qua 4 kỳ World Cup, Pelé có được 12 bàn thắng và trở thành huyền thoại không chỉ của bóng đá Brasil mà của thế giới.
Mario Kempes (1974, 1978, 1982 - 6 bàn), nổi tiếng với biệt hiệu "El Matador" nhưng có 2 kỳ World Cup anh không có bàn thắng. Năm 1978, với 6 bàn thắng, Mario Kempes đã giúp Argentina lần đầu tiên trở thành vô địch Cup thế giới trên sân nhà.
Gerd Müller (1970, 1974 - 14 bàn) là một chân sút siêu hạng của Tây Đức mang lại vinh quang cho "những cỗ xe tăng" vào năm 1974 với 10 bàn thắng tại Mexico. Bốn năm sau, anh tiếp tục giúp Đức có thêm 4 bàn.
Paolo Rossi (1978, 1982 - 9 bàn), hai kỳ World Cup với 9 bàn thắng, Rossi trở thành huyền thoại của Ý.
Gary Lineker (1986, 1990 - 10 bàn) 6 bàn thắng trong World Cup 1986, 4 bàn trong World Cup 1990, anh đã đưa đội tuyển Anh một lần vào tứ kết và một lần vào đến bán kết.
Diego Maradona (1982, 1986, 1990, 1994 - 8 bàn) tham dự 4 kỳ World Cup với 8 bàn thắng, Maradona nổi tiếng với hai bàn thắng vào lưới đội tuyển Anh tại World Cup 1986: "bàn tay của Chúa" và một bàn thắng đẹp như mơ sau khi đi qua mấy cầu thủ.
Jurgen Klinsmann (1990, 1994, 1998 - 11 bàn) 3 lần tham dự World Cup với 11 bàn thắng, là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Đúc WC năm 2006, trở thành người hùng mọi thời đại của "những cỗ xe tăng". Klinsmann dẫn dắt Đức giành vinh quang tại Ý vào năm 1990:41:.
Hristo Stoichkov (1994, 1998 - 6 bàn) một lần tham dự World Cup cùng Bulgary vào năm 1994 nhưng để lại nhiều kỳ tích. Với 6 bàn thắng và danh hiệu vua phá lưới là minh chứng cho khả năng của tiền đạo này. Nhờ thi đấu xuất sắc, năm đó Stoichkov giúp Bulgary đoạt hạng tư chung cuộc.
Ronaldo (1994, 1998, 2002, 2006 - 15 bàn) là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất (15 bàn) trong các kỳ World Cup tính đến thời điểm ngày 6 tháng 7 năm 2006, đã phá vỡ kỷ lục của Gerd Müller. World Cup 1994 và 2002, Ronaldo cũng góp tên mình vào danh sách 10 chân sút huyền thoại của World Cup với 12 bàn thắng. Tại Đức, Ronaldo vẫn là chân sút số một của Brasil.
Các trận chung kết
Năm Đội vô địch Tỷ số Hạng nhì Sân vận động
1930 Uruguay 4-2 Argentina Centenario, Montevideo
1934 Ý 2-1 Tiệp Khắc Nazionale PNF, Roma
1938 Ý 4-2 Hungary Olympique, Colombes-Paris
1950 Uruguay 2-1 Brasil Maracana, Rio de Janeiro
1954 CHLB Đức 3-2 Hungary Wankdorf, Berne
1958 Brasil 5-2 Thụy Điển Rasunda, Stockholm
1962 Brasil 3-1 Tiệp Khắc Nacional, Santiago de Chile
1966 Anh 4-2 CHLB Đức Wembley, London
1970 Brasil 4-1 Ý Azteca, Thành phố Mexico
1974 CHLB Đức 2-1 Hà Lan Olympic, München
1978 Argentina 3-1 Hà Lan Monumental, Buenos Aires
1982 Ý 3-1 CHLB Đức Santiago Bernabeu, Madrid
1986 Argentina 3-2 CHLB Đức Azteca, Thành phố Mexico
1990 CHLB Đức 1-0 Argentina Olimpic, Roma
1994 Brasil 0-0, Ý Rose Bowl, Pasadena
3-2 (11m)
1998 Pháp 3-0 Brasil Stade de France, Saint-Denis
2002 Brasil 2-0 CHLB Đức International, Yokohama
2006 Ý 1-1, Pháp Olympic, Berlin
5-3 (11m)
Source:fifa.com